Dấu hiệu, nguyên nhân trẻ còi xương và các loại thực phẩm cần bổ sung

Xương khớp của trẻ nhỏ còn khá mềm nên cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối với những trẻ không được bổ sung vitamin D thường xuyên dẫn đến khả năng hoạt động của canxi bị giảm sút, gây ra tình trạng xương mềm và yếu dẫn đến bị còi xương. Vậy làm thế nào để bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng để trẻ không bị thiết hụt gây ra còi xương? Cùng khoedepaz tìm hiểu ngay nhé!

   Nội dung chính

  1. Dấu hiệu của trẻ còi xương
  2. Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương
  3. Những ảnh hưởng khi bị còi xương
  4. Thực phẩm cho trẻ còi xương



1. Dấu hiệu của trẻ còi xương

Trẻ có dấu hiệu bị còi xương thường có những dấu hiệu để nhận biết như sau:

  • Cơ thể phát triển chậm những trẻ khác
  • Xương khớp thường xuyên có dấu hiệu đau nhức, đặc biệt là phần xương chậu, gối, cột sống, vai và chân.
  • Cơ bắp yếu
  • Xuất hiện dấu hiệu bất thường ở chân, hay cột sống cong và khác biệt hơn những đứa trẻ khác.



2. Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương

Vitamin D

Như đã đề cập ở trên, bệnh còi xương đa số là do trẻ không được bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng có chứa vitamin D và các khoáng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể.

Vitamin D tự nhiên phần lớn sẽ có nhiều trong ánh sáng của mặt trời, tuy nhiên có nhiều trẻ lại rất ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, việc sử dụng kem chống nắng cũng là nguyên nhân gây ra sự ngăn cản cho hoạt động sản xuất của vitamin D trên làn da gây ra thiếu hụt.

Bên cạnh nguồn vitamin D từ tự nhiên ra thì các loại thực phẩm hàng ngày cũng có thể cung cấp vitamin D thiếu hụt cho trẻ như: Lòng đỏ trứng gà, cá, dầu cá,…. Nếu như trẻ không được bổ sung những loại thực phẩm trên từ sớm, khả năng thiếu vitamin D sẽ là rất lớn.

Hấp thụ kém

Đây cũng là những trường hợp có dấu hiệu thiếu vitamin D trầm trọng. Việc hấp thụ của một số trẻ, nhất là những trẻ mắc một số bệnh như:

  • Xơ gan.
  • Các bệnh về thận.
  • Có dấu hiệu bị viêm đường ruột.
  • Khả năng hấp thụ của những trẻ mắc các bệnh này là rất kém.



3. Những ảnh hưởng khi bị còi xương

Những trẻ mắc còi xương có thể gặp phải một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống như:

  • Dị tật xương.
  • Xương yếu, dễ gãy.
  • Khuyết tật.
  • Thường xuyên gặp phải các vấn đề về hô hấp và thần kinh.



4. Thực phẩm cho trẻ còi xương

Để khắc phục tình trạng còi xương ở trẻ em, cha mẹ thường bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa canxi cho trẻ, ngoài ra khẩu phần ăn hàng ngày cũng rất quan trọng các mẹ cũng nên quan tâm. Dưới đây là thực phẩm có hàm lượng canxi cao bao gồm:

Trứng gà

Trứng gà là một trong số những loại thực phẩm hầu hết gia đình nào cũng sẽ trữ trong nhà của mình. Tuy nhiên, công dụng của trứng gà không phải ai cũng có thể biết hết được. Thành phần của trứng gà có chứa hàm lượng lớn canxi và một số các loại khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như: Sắt, kẽm, vitamin...

Nhờ những chất dinh dưỡng này mà trứng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, đặc biệt là về vấn đề khắc phục còi xương, giúp xương của trẻ cứng chắc hơn, phát triển tốt hơn. Các mẹ có thể chế biết trứng với nhiều món ăn các nhau để tăng vị giác cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Hải sản

Nói đến thực phẩm chứa nhiều canxi thì không thể không nhắc đến các loại hải sản, đặc biệt là những loại hải sản có vỏ, cua, tôm,… chứa hàm lượng vitamin, canxi rất cao và đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho trẻ.

Hải sản có rất nhiều cách để chế biển thành các món ăn cực ngon có thể hấp, nướng, xào, cháo... sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày.

Sữa

Ngoài bữa ăn hàng ngày trẻ bị còi xương nên bổ sung thêm sữa có thể là sữa tươi hoặc sữa công thức, không những cung cấp canxi mà lượng vitamin D cũng chiếm một phần không nhỏ trong thành phần của sữa. Chính vì vậy, việc uống sữa hàng ngày là điều rất cần thiết cho trẻ, đặc biệt giúp tăng cường và ngăn ngừa còi xương ở trẻ.

Rau xanh

Có nhiều loại rau được biết đến là có hàm lượng canxi cao như súp rơ, rau dền, rau chân vịt ... các loại rau này đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Không chỉ vậy, việc tạo thói quen ăn rau hàng ngày còn cung cấp nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động tốt hơn, tránh một số vấn đề về tiêu hoá. Ngoài ra, còn giúp xương của trẻ chắc khoẻ hơn rất nhiều.

Trên đây là một số gợi ý mà khoedepaz muốn gửi đến các bậc phụ huynh, nên chú ý và quân tâm hơn về quá trình phát triển cơ thể ở trẻ nhỏ nhằm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là những trẻ có dấu hiệu bị còi xương để kịp thời chữa trị và ngăn ngừa một cách sớm nhất. Đừng quên theo dõi blog để xem được nhiều bài viết hữu ích nhé!

Nội dung được biên tập bởi đội ngũ khoedepaz.net

Xem thêm

Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu vitamin

Vitamin tổng hơp Nature way có tốt không, ai nên uống

Canxi cá tuyết plus Nhật Bản cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng