Bệnh xương khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Khoedepaz - Các vấn đề về xương khớp đang ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi và người lao động nặng nhọc. Nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp là do thiếu hụt collagen và các sụn khớp bị bào mòn, khô cứng theo thời gian. Để hạn chế tình trạng này xin gợi ý đến bạn đọc bài viết giúp bảo vệ xương sụn khớp luôn chắc khỏe.

Nội dung chính trong bài viết

  1. Bệnh xương khớp là gì?
  2. Nguyên nhân dẫn đến bênh xương khớp
  3. Dấu hiệu nhận biết bệnh xương khớp
  4. Các bệnh xương khớp thường gặp
  5. Cách điều trị bệnh xương khớp hiện nay

I. Bệnh xương khớp là gì?

Bệnh xương khớp là bệnh lý thường gặp và khá phổ biến trong cuộc sống nhất là khi bước vào giai đoạn tuổi trung niên. Đau nhức xương khớp kéo dài tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh gây ra sẽ khác nhau, đây có thể là dấu hiệu báo động một số căn bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề. 

II. Nguyên nhân dẫn đến bênh xương khớp

1. Di truyền

Những người có tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh xương khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Khiếm khuyết này xảy ra trong quá trình cơ thể sản xuất collagen, protein tạo sụn, làm cho xương khớp hao mòn và lão hóa nhanh hơn. 

2. Tuổi tác

Đây được xem là nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp phổ biến nhất. Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, thoái hóa khớp... càng cao. Khi cơ thể lão hóa kéo theo suy thoái hóa toàn bộ các cơ quan trong cơ thể và hệ thương cơ xương khớp cũng không ngoại lệ.

3. Béo phì - Thừa cân

Khi bị béo phì - thừa cân sên gây áp lực lên các hệ xương khớp như hông, đầu gối và bàn chân. Xương ở các vị trí này sau một thời gian chịu áp lực quá mức bình thường sẽ khiến xương lão hóa nhanh chóng. Các mô mỡ thừa sẽ sinh ra các chất gây viêm xương khớp. 

4. Các yếu tố liên quan đến công việc

Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, căng thẳng, gây áp lực cho xương khớp sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, thoái hóa khớp, bệnh cột sống...

Ngồi sai tư thế cũng là nguy nhân gây ra bệnh xương khớp. Nhiều người có thói quen ngỗi cúi đầu về trước hoặc ngồi không thẳng lưng làm cho cột sống bị đè nén, đau mỏi lưng, cổ thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ.

5. Thiếu vitamin D

Mức canxi trong máu thấp có thể do bạn không cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Nhiều cơ quan trong cơ thể cần canxi để hoạt động tốt như thận, cơ bắp. Xương rất cần canxi để phát triển.

Thiếu vitamin D ở trẻ em có thể dẫn đến bệnh còi xương và một loạt hệ lụy khác như trẻ chậm phát triển, cong vẹo cột sống, biến dạn xương... các vấn đề này dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ.

6. Ít vận động, tập luyện thể chất

Không vận động, tập luyện thể chất sẽ khiến hệ thống cơ xương khớp thay đổi, dẫn tới tăng nguy cơ bị cứng, viêm, đau xương khớp và teo cơ. Không chỉ vậy, nguy cơ mắc các bệnh như tiêm mạch, béo phì, tiểu đường, loãng xương... đây chính là các yếu tố gây ra bệnh thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp.

 

III. Dấu hiệu nhận biết bệnh xương khớp

  • Đau nhức cơ tại các khớp.
  • Có cảm giác đau mỏi và cứng khớp vào mỗi sáng.
  • Đau nhiều về đêm, thời tiết thay đổi.
  • Vùng khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ.
  • Việc cử động các khớp khó khăn và mất độ linh hoạt.
  • Mỗi khi di chuyển phát ra tiếng kêu.

IV. Các bệnh xương khớp thường gặp

1. Đau vai gáy, đau thắt lưng

Bệnh đau vai gáy là do rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng đột ngột. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy, đây là bệnh có liên quan đến xương khớp và mạch máu vùng vai, gáy.

 Đau thắt lưng thường không có nguyên nhân bệnh lý mà bắt nguồn từ việc tư thế sai trong sinh hoạt, vận động, chơi thể thao, lao động qua sức. Đau thắt lưng chính là biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng...

2. Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dịch, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới đây là tình trạng viêm khớp kéo dài dẫn đến sưng, nóng, đỏ ở nhiều khớp thường gặp nhất ở các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay,  khuỷu tay, gối... 

Viêm đa khớp dạng thấp rất khó chữa khỏi, vì đây là bệnh của hệ thống tự miễn, do cơ thể tự sinh ra chất chống lại chính khớp và gây đau. Vì là bệnh tự nhiễm nên việc cải thiện bệnh thường kéo dài 1~2 tháng đến vài năm hoặc có khi cải thiện suốt đời.

3. Bệnh thấp khớp cấp

Bệnh mắc phải khi nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A vùng hầu họng, nó gây ảnh hưởng vĩnh viễn tới các van tim tới suy tim. Biểu hiện của bệnh thấp khớp cấp như đau họng, sốt cao, nếu không cải thiện kíp thời và triệt để sau vài tuần. 

4. Bệnh gout

Bệnh phổ biến ở nam giới trên 40 tuổi. Bệnh gout là tình trạng viêm khớp có những biểu hiện như đau nhức, sưng, đỏ và nóng. Nó gây khó cử động ở một hoặc nhiều khớp, nếu không cải thiện kịp thời các cơn đau sẽ tái diễn thường xuyên gây tổn thương gân, khớp và các mô quanh khớp.

Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa, có liên quan đến chế độ ăn uống như uông nhiều bia, rượu, thức ăn quá nhiều đạm...

5. Thoái hóa khớp

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gập nhất là trên 40 tuổi. Bệnh gây ra hư hỏng phần sụn, đệm giữa 2 đầu xương gây đau nhức khớp, khó di chuyển. Một số yếu tố liên quan thoái hóa khớp là do tuổi tác, béo phì, it vận động...

V. Cách điều trị bệnh xương khớp hiện nay

1. Chữa bệnh bằng thảo dược thiên nhiên

Thảo dược được sử dụng phổ biến trong dân gian để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Các loại thảo dược như lá lốt, xương rồng, hạt đu đủ, ngải cứu rang muối... có nhiều cách bào chế khác nhau như nấu lây nước uống, giã nát để đắp, rang nóng chườm hay ngâm rượu để thoa bóp những vùng bị đau nhức. Tuy nhiên, hiệu quả thì còn tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.

2. Sử dụng thuốc điều trị đau nhức xương khớp

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và giảm các cơn đau nhanh chóng, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm.

Tuy nhiên có một số hạn chế như thuốc giảm đau có tác dụng nhanh nhưng không lâu dài, hết thuốc sẽ bị đau nhức trở lại. Còn thuốc chống viêm sử dụng lâu dài sẽ gây tích nước, tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường và tim mạch.

Viên Uống Bổ Khớp Glucosamine HCL Kirkland của Mỹ

3. Cải thiện chế độ dinh dưỡng và vận động, tập luyện

Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, hoa quả tươi, rau xanh, các loại thực phẩm giàu omega 3...

Tập luyện các môn thể thao giúp xương khớp dẻo dai: boi lội, đi bộ, yoga...

Chú ý tránh sai tư thế đi đứng ngồi nằm.

Kiêng ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ quá cay, các loại nước uống có ga...

Xem thêm >> Viên Uống Bổ Khớp Glucosamine HCL Kirkland của Mỹ

Nội dung được biên tập bởi đội ngũ khoedepaz.net