[TOÀN TẬP] Mụn Là Gì? Nhận Biết Và Cách Trị Mụn Hiệu Quả 2020

Khoedepaz - Có khá nhiều loại mụn mà chúng ta có thể gặp phải trong suốt giai đoạn từ lúc dậy thì đến khi trưởng thành. Bạn có biết nguyên nhân tại sao gây ra mụn để khắc phục? Liệu bạn đã “phân loại” và có phương pháp điều trị hợp lý khi gặp phải?

Bài viết dưới đây xin được cung cấp tất tần tật mọi thông tin kiến thức về mụn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mụn là gì, nguyên nhân gây ra mụn, phân loại mụn một cách dễ nhớ nhất. Tìm hiểu và khám phá về cơ chế hình thành các loại mụn đó, và sau cùng là đưa ra phương pháp điều trị cho từng loại mụn một cách hiệu quả nhất.

Nội dung chính trong bài viết

    1. Mụn là gì? Nguyên nhân gây ra mụn?
    2. Các loại mụn. Nhận biết và cách điều trị mụn hiệu quả
      1. Mụn không viêm ( Non-inflammatory Acne)
      2. Mụn Viêm (Inflammatory Acne)

I. Mụn là gì? Nguyên nhân gây ra mụn?

Mụn (Acne) là một loại bệnh lý về da diễn biến khá dai dẳng, nguyên nhân do các nang lông trên da mặt bị bít tắc bởi tế bào chết và chất bã nhờn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nãy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến mụn. Chủ yếu mụn mọc ở trên mặt, cổ, lưng, ngực và gây mất thẩm mỹ. Mụn không đe dọa sức khỏe nhưng lại có thể để lại thâm và sẹo.

 

II. Các loại mụn. Nhận biết và cách điều trị mụn hiệu quả

Bạn tốn nhiều tiền vì mụn nhưng lại không biết chính xác mình đang bị loại mụn gì? Hoặc đã biết mình bị mụn gì nhưng lại không biết cơ chế hình thành mụn ra sao để từ đó điều trị được hiệu quả?

Vậy việc xác định được các loại mụn trên da rất chi là quan trọng. Chỉ khi biết rõ chúng ta mới có phương pháp điều trị trực tiếp đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Về bản chất mụn được phân thành 2 nhóm chính gồm Mụn viêm và Mụn không viêm.

Biểu hiện đặc trưng là các mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm đỏ, mụn bọc…da nhiều dầu, có thể kèm sẹo mụn.

1. Mụn không viêm ( Non-inflammatory Acne)

1.1 Mụn đầu đen( open comedone)

Mụn đầu đen là một trong những nốt mụn xuất hiện sớm nhất, đánh dấu bạn đã bắt đầu bước vào lứa tuổi dậy thì. Vì là mụn không viêm nên việc điều trị tương đối dễ dàng và không để lại sẹo sau này. Tuy nhiên bạn cần điều trị sớm, nếu không sẽ phát triển thành các loại mụn viêm khó trị hơn.

-  Cách nhận biết: Mụn đầu đen là các vết sần nhỏ như đầu đinh ghim, kích thước 1-2mm, màu đen, thường mọc thành chùm, số lượng nhiều, phân bổ rải rác ở trán, cằm, 2 bên má và đôi khi là vùng mũi.

-  Cách điều trị mụn:

   +  Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt đúng cách.

   +  Chọn mỹ phẩm chất lượng, an toàn và không gây kích ứng cho da.

   +  Điều chỉnh chế độ ăn ít cay, nóng, không thường xuyên dùng chất kích thích như bia, rượu…

   +  Uống đủ nước và bảo vệ da tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và bụi bẩn.

   +  Nặn mụn cần vệ sinh thật sạch sẽ, và phương pháp.

1.2 Mụn đầu trắng (Closed Comedone)

Mụn đầu trắng nói một cách khác là mụn ẩn dưới da, mụn cám. Cùng với mụn đầu đen, mụn đầu trắng là một trong những nốt mụn xuất hiện sớm nhất trong bệnh mụn trứng cá. Quá trình hình thành tương tự mụn đầu đen, việc điều trị củng tương tự mụn đầu đen, tuy nhiên cần điều trị ngay tránh để mụn phát triển thành mụn viêm.

-  Cách nhận biết: Mụn đầu trắng đó là các vết sần nhỏ như đầu đinh kim, kích thước 1-2 mm, màu trắng, mọc thành chùm, phân bố với số lượng nhiều có khắp ở trán, 2 má, cằm và đôi khi là mũi.

-  Cách điều trị mụn:

   +  Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt đúng cách

   +  họn mỹ phẩm chất lượng, an toàn và không gây kích ứng cho da.

   +  Điều chỉnh chế độ ăn ít cay, nóng, không thường xuyên dùng chất kích thích như bia rượu…

   +  Uống đủ nước và bảo vệ da tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và bụi bẩn.

   +  Nặn mụn cần vệ sinh sạch sẽ, và đúng cách.

2. Mụn Viêm (Inflammatory Acne)

Đây là nhóm những loại mụn nguy hiểm, nên phải thực sự cẩn thận, nghiêm túc điều trị bài bản, hữu hiệu.

2.1 Mụn viêm đỏ (Red Papule)

Mụn viêm đỏ hay còn gọi là mụn trứng cá bắt nguồn từ mụn đầu đen và cả mụn đầu trắng khi không được điều trị. Phản ứng viêm của cơ thể có tác dụng diệt vi khuẩn gây ra mụn, nhưng cũng vô tình phá hủy luôn mô bao bọc xung quanh dưới da, tạo nên sẹo mụn sau khi lành.

Tóm lại, đây là loại nốt mụn khó điều trị hơn so với mụn không viêm, nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rổ cũng cao hơn.

-  Cách nhận biết:  Mụn viêm đỏ là các vết sần màu đỏ gồ lên trên bề mặt da, kích thước dưới 5 mm, cảm giác đau hoặc ngứa nhẹ, số lượng ít hay nhiều còn tùy thuộc vào mức độ, mụn mọc phân bố rải rác ở da mặt, đôi khi xuất hiện ở ngực trên hoặc lưng trên. Mụn có thể gây biến chứng phát triển hơn thành mụn bọc,mụn mủ khi không điều trị được dứt điểm.

-  Cách điều trị mụn: 

  +  Giữ sạch da mặt là một yếu tố hàng đầu.

 +  Nên sử dụng kem, serum trị mụn giúp giảm sưng, không còn bị viêm.

 +  Nhân mụn khi dùng sản phẩm đặc trị sẽ được gom lại và chín cồi. Cồi mụn có thể tự tiêu huỷ dưới tác dụng của các sản phẩm trị mụn hoặc dễ dàng lấy ra trong quá trình tẩy tế bào chết. Nếu cồi mụn cứng và hơi sâu, các bạn có thể đi spa lấy ra. Tuy nhiên chỉ lấy mụn khi mụn không còn sưng hoặc hết viêm, cồi mụn đã chín cồi, tránh tình trạng mụn viêm nặng thêm và lan sang những vùng da lành khác. 

 

2.2 Mụn mủ (Pustule)

Mụn mủ là giai đoạn sau của mụn viêm đỏ, lúc này phản ứng viêm đã xảy ra được một thời gian. Mủ là xác chết của vi khuẩn và tế bào miễn dịch sau khi tế bào miễn dịch đến tiêu diệt vi khuẩn.

Phản ứng viêm vẫn còn xảy ra nên xung quanh nốt mụn vẫn có viền viêm màu đỏ, cảm giác đau nhẹ. Vì phản ứng viêm đã xảy ra được một khoảng thời gian nhất định nên nguy cơ để lại sẹo mụn nhiều.

-  Cách nhận biết: Mụn mủ thường nổi trên mặt da, chứa mủ, kích thước < 5 mm, màu vàng hoặc trắng, xung quanh vùng mụn đỏ ửng, số lượng thay đổi, phân bố rải rác bất kỳ vị trí nào trên da mặt.

-  Cách điều trị: giồng như mụn viêm đỏ

  +  Giữ sạch da mặt là một yếu tố hàng đầu.

 +  Nên sử dụng kem hoặc serum điều trị mụn hiệu quả giúp giảm sưng, không còn bị viêm.

 +  Nhân mụn khi dùng sản phẩm đặc trị sẽ được gom lại và chín cồi. Cồi mụn có thể tự tiêu huỷ dưới tác dụng của các sản phẩm trị mụn hoặc dễ dàng lấy ra trong quá trình tẩy tế bào chết. Nếu cồi mụn cứng và hơi sâu, các bạn có thể đi spa lấy ra. Tuy nhiên chỉ lấy mụn khi mụn không còn sưng (hết viêm), cồi mụn đã chín cồi, tránh tình trạng mụn viêm nặng thêm và lan sang những vùng da lành khác. 

 

2.3 Mụn bọc-mụn nốt nang(Nodular Acne)

Mụn nốt nang tên gọi phổ biến là mụn bọc. Do các nang lông bít tắt ở gần cạnh nhau, vỡ ra và thông với nhau tạo nên một nốt mụn lớn. Đây là loại mụn có phản ứng viêm nặng nhất, kích thước trên bề mặt da khá to, đau và phá hủy cấu trúc da nhiều nhất.

Vì vậy mụn bọc là loại mụn nặng và, khó trị nhất,  đồng thời cũng để lại sẹo thâm nhiều nhất. Việc điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ tạo sẹo mụn sau này.

 

-  Cách nhận biết: Mụn bọc là những vết sần viêm màu đỏ gồ trên mặt da, kích thước > 5 mm, số lượng thay đổi tùy đối tượng, phân bố rải rác ở da mặt, đôi khi xuất hiện ở ngực, lưng.

-  Cách điều trị:

Mụn nốt nang không thể trị khỏi chỉ bằng thuốc bôi, mà phải kết hợp các loại thuốc uống khác mới đủ hiệu quả.

Với loại mụn này bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ da liễu để được kê toa thuốc phù hợp giúp kháng viêm, chống lại sự lây lan của vi khuẩn. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng viêm da của bạn để cho thêm thuốc chích (nếu viêm nặng, có dấu hiệu sốt), thuốc uống, thuốc bôi da (chứa thành phần steroids).

   +  Ưu điểm của các loại thuốc trên là tác dụng rất nhanh và mạnh.

  +  Nhược điểm là dùng lâu dài sẽ làm da yếu hẳn đi, phụ thuộc thuốc, khi ngưng thuốc nếu giữ gìn và chăm sóc da không tốt sẽ bị mun viêm trở lại với tình trạng nặng hơn, kéo dài hơn.

  +  Mụn bọc dạng viêm thường chứa nhiều mủ, có khả năng gây nhiễm trùng sang những vùng da lành xung quanh và khả năng lây lan này rất cao.  

Nội dung được biên tập bởi đội ngũ khoedepaz.net